Chư hầu trong Thánh chế La Mã
Chư hầu trong Thánh chế La Mã

Chư hầu trong Thánh chế La Mã

Sửa đổi cuối: AnsterBot (thảo luận · đóng góp) vào 4 giây trước. (làm mới)Danh sách các nhà nước trong Đế quốc La Mã Thần thánh bao gồm bất kỳ lãnh thổ nào được cai trị bởi một cơ quan có thẩm quyền đã được trao quyền hoàng gia trực tiếp (Reichsfreiheit hay Reichsunmittelbarkeit), cũng như nhiều thực thể phong kiến ​​​​khác như lãnh địa và các thái ấp.Đế chế La Mã Thần thánh là một thực thể chính trị phức tạp tồn tại ở Trung Âu trong hầu hết thời kỳ Trung cổ và đầu thời kỳ cận đại và thường được cai trị chung bởi một Hoàng đế nói tiếng Đức được bầu lên bởi các thân vương được trao quyền tuyển đế hầu và khi đã được bầu lên thì hoàng đế sẽ giữ quyền trọn đời, một hoàng đế qua đời, các tuyển đế hầu sẽ được triệu tập để bầu ra một hoàn đế mới từ trong số các vị thân vương có chủ quyền trong đế chế. Trong suốt lịch sử của mình Nhà Habsburg là gia tộc có nhiều người được bầu làm hoàng đế nhất. Các nhà nước trong Đế chế được hưởng một hình thức thẩm quyền tự trị trong lãnh thổ của mình gọi là Landeshoheit, mang lại cho họ chủ quyền, tuy chưa bao giờ là các nhà nước có chủ quyền hoàn toàn theo nghĩa hiện đại.[1]Vào thế kỷ XVIII, Đế chế La Mã Thần thánh bao gồm khoảng 1.800 lãnh thổ, phần lớn là những điền trang nhỏ thuộc sở hữu của các gia đình Hiệp sĩ hoàng gia[2]. Tuy nhiên, trong Thánh chế La Mã chỉ có những nhà nước thuộc Điền trang hoàng gia mới có vị thế chính trị của một lãnh thổ trong Đế chế La Mã Thần thánh với quyền đại diện và bỏ phiếu trong Đại hội Đế quốc (Reichstag). Các nhà cai trị lãnh thổ thế tục này có đầy đủ các quyền trên lãnh thổ của mình cai quản và người duy nhất đứng trên họ chính là Hoàng đế La Mã Thần thánh. Do đó, họ có thể cai trị các vùng lãnh thổ của mình với một mức độ tự trị đáng kể. Những lãnh địa được hưởng vị thế chính trị đó bao gồm Lãnh địa Tuyển hầu, Thân vương quốc, Công quốc, Bá quốc, Giáo phận vương quyền, Lãnh địa Đan viện, Thành bang đế quốc...Trong quá trình Hòa giải Đức diễn ra từ năm 1802 đến 1814, hầu hết các Thân vương giáo hội, các thành bang đế chế tự do, các thân vương quốc thế tục và các thực thể tự trị nhỏ khác của Đế quốc La Mã Thần thánh đều mất tư cách độc lập và bị sáp nhập vào các nhà nước lớn hơn. Đến cuối quá trình hòa giải, số nhà nước ở Đức đã giảm từ gần 300 xuống chỉ còn 39.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chư hầu trong Thánh chế La Mã https://web.archive.org/web/20081215115146/http://... https://web.archive.org/web/20090730200555/http://... https://web.archive.org/web/20080209021158/http://... https://web.archive.org/web/20120219101602/http://... https://web.archive.org/web/20070629014158/http://... https://web.archive.org/web/20070326022426/http://... https://web.archive.org/web/20070103064631/http://... https://web.archive.org/web/20070324060711/http://... https://web.archive.org/web/20060615021551/http://... https://web.archive.org/web/20130930030139/http://...